Việt Nam đủ năng lực để phát hiện bệnh do virut Ebola

Trong hai ngày 13 - 14/8, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức tập huấn công tác phòng và điều trị bệnh nhân nhiễm virut Ebola cho cán bộ, nhân viên y tế các sở y tế, trung tâm y tế dự phòng và các khoa, bệnh viện chuyên ngành truyền nhiễm khu vực phía Bắc, phía Nam.

Tại các lớp tập huấn, các cán bộ, nhân viên y tế được phổ biến các nội dung về hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do virut Ebola, chẩn đoán và điều trị bệnh do virut Ebola theo quy định của Bộ Y tế, hướng dẫn thực hiện tờ khai y tế tại khu vực các cửa khẩu, đặc điểm dịch tễ học và chẩn đoán phân biệt với các bệnh sốt xuất huyết khác, phân tuyến và cách ly trong điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tại buổi tập huấn ở phía Nam, tình huống giả định được đưa ra là một ổ dịch gồm những người đi công tác tại Liberia về nhà tại TP. Hồ Chí Minh, sau 16 ngày phát hiện sốt, tiêu chảy, đau cơ và xuất huyết. Đội Cơ động chống dịch Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh được điều động đến ổ dịch để khử khuẩn bệnh nhân, người tiếp xúc và phương tiện vận chuyển trước khi chuyển bệnh nhân và người nhà đến khu cách ly. Bệnh nhân được bác sĩ khám và theo dõi Ebola. Trước khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện cách ly và điều trị, Đội Cơ động chống dịch Viện Pasteur TP.HCM được điều động đến ổ dịch để khử khuẩn bệnh nhân, người tiếp xúc và phương tiện vận chuyển. Sau đó, bệnh nhân và người nhà được chuyển tới bệnh viện.

Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vào ngày 13/8, PGS.TS. Trần Như Dương - Viện Phó Viện Vệ sinh dịch tễ TW khẳng định, xét nghiệm chẩn đoán Ebola chủ yếu dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại nhất. Với điều kiện vật chất, nhân lực hiện có, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương  và Viện Pasters TP.HCM có đầy đủ năng lực để xét nghiệm về virut Ebola, sẽ cho kết quả trong vòng 24 - 48 giờ. PGS.TS. Trần Như Dương cho biết, Ebola là một virut gây bệnh tối nguy hiểm, vì vậy việc phát hiện và tách biệt các tác nhân này cũng đòi hỏi độ an toàn hết sức nghiêm ngặt. Hiện nay, ở Việt Nam có 3 phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp độ III, bao gồm 4 máy ở Viện Vệ sinh dịch tễ TW và 1 máy ở Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh với đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn đối với phòng an toàn sinh học cấp III theo quy định của quốc tế. Trong thời gian qua, các phòng an toàn sinh học cấp III này đã phát huy được hiệu quả trong việc xét nghiệm các bệnh phẩm liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm như: H5N1, H1N1, H7N9, MESR...

Cũng trong ngày 13/8, Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam (Công ước về buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã nguy cấp) đề nghị tiêu hủy ngay động vật hoang dã (ĐVHD) chết không rõ nguyên nhân, cách ly cá thể ốm yếu..., giám sát chặt ĐVHD nhập khẩu, nhất là từ châu Phi để kiểm soát dịch Ebola. Cites Việt Nam cho biết, theo nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, trên 70% các bệnh truyền nhiễm gần đây ở người có nguồn gốc lây lan từ ĐVHD (như hội chứng viêm đường hô hấp cấp - SARS, H5N1, AIDS...). Đặc biệt, bệnh Ebola có nguồn gốc lây nhiễm từ các loài linh trưởng, cầy, dơi và chim di cư, do con người tiếp xúc trong quá trình săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, tiêu thụ.

Theo http://suckhoedoisong.vn/

 

minhhien.info
Tin công nghệ
Giải trí
Lập trình asp net - Ajax